Cách chọn cây trồng dưới giếng trời để cây sinh trưởng tốt, sống lâu và mang tới nhiều may mắn

Rate this post

Bạn chưa biết cách chọn cây trồng trong nhà dưới giếng trời như thế nào? Liệu việc chăm sóc cây trồng ở giếng trời có tốn nhiều thời gian và công sức không? Hãy cùng tôi tìm hiểu để có góc giếng trời xanh mát mà vẫn “nhàn tênh” nhé.

Trải nghiệm làm việc tốt hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

1. Tiêu chí chọn cây trồng trong nhà dưới giếng trời

Trên thực tế, không phải loại cây nào cũng thích hợp để trồng dưới giếng trời trong nhà. Cây trồng dưới giếng trời cần đáp ứng một số tiêu chí sau đây:

  • Phù hợp với diện tích giếng trời: Tùy vào diện tích giếng trời lớn hay nhỏ, bạn có thể lựa chọn loại cây trồng phù hợp. Ví dụ, nếu giếng trời diện tích nhỏ, bạn nên chọn cây trồng tầng thấp hơn để không che phủ ánh sáng.

Bạn có thể chọn cây phân tầng thành cây chủ đạo, cây tầng trung và cây tầng thấp. Ví dụ, trồng cây cau tiểu trâm, ngũ gia bì, trầu cánh phượng ở tầng trung; trồng trầu bà đế vương, nhền nhện, hồng môn, cây lan hạt dưa ở tầng thấp.

  • Ưu tiên cây ưa bóng râm: Dù giếng trời là nơi nhận ánh sáng tự nhiên, nhưng lượng ánh sáng này không lý tưởng như ở ngoài trời. Do đó, cây trồng sống được trong môi trường ánh sáng yếu hoặc không cần ánh sáng thường sẽ sinh trưởng tốt và ổn định hơn.

  • Chọn cây theo phong thủy: Một số loại cây như kim ngân, phát tài, lưỡi hổ… mang lại tài lộc và may mắn cho gia đình. Bạn có thể chọn cây dựa trên cung mệnh và tuổi của mình.

  • Chọn cây “lành tính”: Các loại cây trồng trong nhà, đặc biệt là trồng dưới giếng trời, phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bạn nên chọn cây có khả năng lọc khí, khử mùi và không có chất độc gây hại cho con người và vật nuôi.

  • Kiểm tra chất lượng cây trồng: Trước khi đưa cây trồng dưới giếng trời về nhà, bạn cần kiểm tra tình trạng của cây để đảm bảo cây có thể phát triển tốt nhất.

2. Các loại cây trồng trong nhà dưới giếng trời

Các loại cây trồng trong nhà dưới giếng trời được nhiều gia đình ưa thích gồm:

2.1. Cây lộc vừng

Cây lộc vừng là loại cây trồng trong nhà dưới giếng trời được các gia đình ưa chuộng để mang đến may mắn và tài lộc. Cây lộc vừng có thân gỗ lâu năm, thân thẳng, lá có thể ăn được và mùi thơm dịu. Đặc biệt, cây lộc vừng có mùa hoa khoe sắc kéo dài và mùa thay lá tạo nên một góc rực vàng xen lẫn sắc đỏ cho giếng trời và không gian toàn nhà.

2.2. Cây khế

Cây khế mang nhiều ý nghĩa tốt lành và gắn liền với người hiền hậu, phúc đức. Dù cây khế có tán rộng, nhưng lại ưa bóng râm và dễ dàng tỉa cắt tán lá theo ý muốn. Cây khế vào mùa hoa với những chùm đỏ li ti hay trái lủng lẳng tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi và bình yên.

2.3. Cây đào tiên

Cây đào tiên (hay còn gọi là cây trường sinh) có thân gỗ, chia thành nhiều nhánh nhỏ, lá mọc dọc theo thân và hoa nở xòe to màu trắng nhẹ nhàng. Cây đào tiên được chọn bởi ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, hưng thịnh và khả năng sinh trưởng tốt ở mọi môi trường và thời tiết.

2.4. Cây kim ngân

Cây kim ngân có thể cao tới 1m trong điều kiện đất rộng và được chăm sóc. Loại cây thân dẻo này có thân cây đan vào nhau như tết tóc và lá xòe 5 cánh, tượng trưng cho “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ”. Cây kim ngân mang ý nghĩa vạn sự như ý.

2.5. Cây phát tài núi

Cây phát tài núi có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và thích nghi với mọi điều kiện thời tiết. Loại cây này mang ý nghĩa tài lộc, suôn sẻ và tạo bầu không khí xanh mát cho giếng trời và không gian xung quanh.

3. Cách chăm sóc cây trồng trong nhà dưới giếng trời

Để cây trồng dưới giếng trời phát triển tốt, bạn cần lưu ý:

  • Tưới cây với tần suất và lượng nước phù hợp: Mỗi loại cây có nhu cầu về nước khác nhau. Hãy điều chỉnh việc tưới nước sao cho vừa đủ. Đừng tưới quá ít hoặc quá nhiều.

  • Cắt tỉa cành thường xuyên: Cắt tỉa cành lá đều giúp cây trồng phát triển tốt hơn và ngôi nhà trở nên thẩm mỹ hơn.

  • Bón phân: Cây trồng trong nhà dưới giếng trời cũng cần được cung cấp chất dinh dưỡng. Bón phân tự nhiên là một cách tốt để nuôi dưỡng cây.

4. Các mẫu nhà phố trồng cây tươi tốt dưới giếng trời

Dưới đây là một số mẫu nhà phố trồng cây tươi tốt dưới giếng trời mà bạn có thể tham khảo:

  • Cây trồng ở giếng trời phân tầng, kết hợp với hồ cá Koi tạo nên chốn thư giãn lý tưởng.

  • Giếng trời đơn giản với cây thân gỗ vươn thẳng và cây dây leo buông rủ từ trên xuống.

  • Giếng trời nổi bật với hai cây gỗ lớn vươn lên tầng hai. Dưới gốc là một số cây bụi nhỏ che phủ bồn cây và trên ngọn treo lồng chim.

  • Cây trồng ở giếng trời phân thành 3 tầng: cây chủ đạo, cây tầng trung và cây tầng thấp. Bên dưới có đèn hắt sáng tạo hiệu ứng đẹp mắt và bàn ghế gỗ nhỏ để thư giãn.

  • Khung cảnh tuyệt vời tại khu vực giếng trời bên trong nhà phố ở Kon Tum.

Cây trồng trong nhà dưới giếng trời không chỉ làm đẹp cho khu vực giếng trời, tạo điểm nhấn cho không gian mà còn có ý nghĩa về phong thủy, góp phần lọc khí và tạo cảm giác thư giãn. Hãy chọn cây phù hợp và chăm sóc thường xuyên để chúng phát triển tốt nhất.

Tổng hợp và viết bài: Thanh Nhàn

Related Posts

Hoa tươi Bình Tân

Quan niệm dân gian cho rằng sau khi tham dự đám tang, chúng ta dễ bị khí lạnh bám theo. Đặc biệt, những người có sức khỏe…

Tuổi mở hàng năm 2024 cho người tuổi Canh Ngọ 1990

Ấn định người mở hàng đầu năm là một phong tục văn hóa vô cùng quan trọng đối với người Việt Nam. Đặc biệt, đối với những…

Tuổi Giáp Ngọ hợp hướng nào TÀI LỘC – PHÚ QUÝ song hành

Theo quan niệm phong thủy, tuổi Giáp Ngọ sinh năm 1954, có thiên can Giáp, địa chi Ngọ có nghĩa là Ngựa Trong Mây. Nam mạng thuộc…

Cách tính niên mệnh

Bạn đã bao giờ nghe về việc tính niên mệnh không? Đây là một công việc quan trọng trong phong thủy, và hầu hết các chuyên gia…

Tuổi Sửu: Hợp và khắc với người tuổi nào nhất trong công việc và hôn nhân?

Giới thiệu về người tuổi Sửu Người tuổi Sửu luôn đi thẳng và chính trực trong công việc, nhưng rất thấu hiểu lòng người. Họ có cá…

Những quy tắc phong thủy về vị trí đặt bát hương trên mộ

Ở mỗi ngôi mộ, chúng ta đều bày tỏ lòng tôn kính đối với người đã khuất bằng cách đặt bát hương. Điều này không chỉ là…